728x90 AdSpace

Hot

Tai tiếng trong ngành giáo dục: Những kịch bản đọc sách ngược

Đọc sách ngược lên truyền hình, chê trường trên Facebook bị kỷ luật, đuổi học con vì phụ huynh nói xấu trường hóa ra đều từ những lý do khác.

Vụ việc mới đây nhất về trường hợp ông Doãn Minh Đăng, Giảng viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ (Đại học KTCN), Phó Trưởng khoa Điện-Điện tử-Viễn thông từng là người mang vòng nguyệt quế cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia về Cần Thơ cách đây 10 năm, bị xử lý kỷ luật liên quan tới việc nói xấu nhà trường trên Facebook.

Ông Đăng viết trên Facebook của mình hôm 21/11 dòng trạng thái kèm theo đường link vào trang cá nhân của Google do ông tạo ra nêu rõ "bị lãnh đạo nhà trường đối xử bất công và bưng bít thông tin".

“Tôi bị lãnh đạo nhà trường gây khó dễ trong việc tham gia hoạt động khoa học. Khi tôi phản ứng và đòi hỏi một tinh thần làm việc minh bạch, công bằng đối với người làm khoa học trong trường thì lãnh đạo không giải quyết trực diện những khúc mắc tôi nêu ra, mà dùng cách bưng bít thông tin để đối phó”, ông Đăng cho biết.

Vị giảng viên cũng cho biết bắt đầu gặp vấn đề với nhà trường sau khi ông đi tham dự một Hội nghị khoa học do Viện Toán học tổ chức vào tháng 3/2015 tại Hà Nội.

Dù ông đã xin phép trưởng khoa (xin miệng) và gửi báo cáo xin đi hội nghị tự túc từ trước, nhưng vào cuối tháng 3/2015, Ban giám hiệu nhà trường lại yêu cầu ông phải có văn bản xác nhận của đơn vị tổ chức về thời gian thực tế tham tế của hội nghị.

Đại diện nhà trường, bà Nguyễn Thị Xuân Thu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học trên khẳng định lý do ông Doãn Minh Đăng bị cách chức phó trưởng khoa, bị điều động sang làm nhân viên không phải do chê nhà trường trên facebook mà hóa ra là phạm 3 lỗi khác.

Theo bà Thu, ông Doãn Minh Đăng đã phạm 3 lỗi: Tự ý nghỉ việc 14 ngày không được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường; tự ý nghỉ học ở Trường Chính trị TP.Cần Thơ không lý do từ ngày 5-13/10; Xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của các cá nhân và tổ chức qua email. Vì vậy, trường mới xem xét hình thức kỷ luật.

Việc xác nhận được nhà trường cho là vi phạm Điều 19 Luật Viên chức; Vi phạm Điều 58 Luật Giáo dục đại học; Vi phạm Điều 12 Luật Công nghệ thông tin và Vi phạm Điều 6 Nghị định 90 Chống thư rác; Vi phạm Điều 79 Nghị định 42 Luật thi đua khen thưởng..

Những lý do bất ngờ như trên khiến dư luậ nhớ lại hình ảnh về một cậu học trò đọc sách ngược một cách trôi chảy được lên sóng VTV cách đây chưa lâu.

Trong một chương trình "Vinh danh các thầy cô giáo cắm bản" được phát sóng vào lúc 18h30 phút ngày 18/11 vừa qua trên sóng VTV, hình ảnh cậu học trò miền núi cầm quyển sách ngược và đọc rất trôi chảy. Rốt cùng sự việc, ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc Trung tâm truyền hình Thanh niên (TƯ Đoàn TNCS HCM) cho biết về thực hư câu chuyện rằng hóa ra là cuốn sách cũ quá được dán lại bìa và bị ngược.

"Qua kiểm tra thông tin, chúng tôi khẳng định học sinh cầm ngược sách có biết đọc, biết viết. Sách em cầm là sách cũ, bìa được dán ngược nên em phải cầm như vậy mới đọc được", ông Sơn thông tin.
Tai tiếng trong ngành giáo dục: Những kịch bản đọc sách ngược
Cậu học trò hóa ra đang đọc đúng chiều sách vì bìa bị dán ngược.
Đáng ngạc nhiên, việc đọc sách ngược hóa ra không ngược hay bị kỷ luật vì nói xấu trên facebook mà lại không phải vậy không hề hiếm gặp trong ngành giáo dục nước ta. Lại phải nhắc lại việc phụ huynh lên Facebook than phiền về đồng phục đi học của con ở trường tiểu học Vstar là xấu,  không phù hợp, sau đó, học sinh này bị đuổi học. Trước thông tin đó, nhà trường đã lên tiếng khẳng định không phải học sinh bị nhà trường đuổi học mà do phụ huynh viết đơn xin rút học bạ và chuyển trường cho học sinh đến gần nhà.

Theo baodatviet