728x90 AdSpace

Hot

Đại hạn đe dọa Tây Nguyên

Theo nhận định của Đài khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa mưa năm nay kết thúc sớm, lượng mưa ít hơn từ 20-30% so với mọi năm. Cụ thể, tổng lưu lượng mưa tỉnh Kon Tum chỉ đạt xấp xỉ từ 650–1.300mm, Gia Lai đạt 640 -1.600mm, Đắc Lắc đạt 800 – 1.600mm, Đắc Nông đạt 1.000 – 1.800mm và Lâm Đồng đạt 900 – 2.500mm. Vì vậy, mùa khô 2015-2016 sẽ xảy ra tình trạng hạn khốc liệt nhất trong vòng 18 năm qua. Trong vụ đông xuân này hạn sẽ diễn ra trên diện rộng, gây thiếu hụt nguồn nước cực kỳ nghiêm trọng.
Đại hạn đe dọa Tây Nguyên
Hình minh họa
Thực tế là các tỉnh Tây Nguyên, nhiều hồ đập đang rơi vào tình trạng “đói” nước. Hồ Buôn Triết (xã Buôn Triết, H. Lắc, Đắc Lắc, thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắc Lắc) cung cấp nước tưới cho hơn 2.000ha cây trồng. Hiện hồ này chỉ chứa được hơn 50%, có khả năng phục vụ nước tưới cho khoảng 500ha.  Theo ông Trần Hoan, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắc Lắc, đơn vị quản lý 432 hồ chứa thì chỉ có 181 hồ chứa đủ nước, 193 hồ hiện chứa 50 - 80% dung tích, 46 hồ chỉ đạt dưới 50% và 12 hồ ở mực nước chết. Tại Đắc Nông, theo thống kê của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh, tính đến hết tháng 10-2015, lượng mưa trong năm chỉ đạt từ 65 - 75% so với trung bình nhiều năm. Vì lượng mưa ít đã khiến mực nước tại các hồ chứa, sông suối tại tỉnh giảm từ 20 - 40% so với mọi năm. Đáng chú ý, hiện phần lớn các hồ chứa vùng phía Bắc và Đông Bắc (tập trung các huyện Đắc Mil, Cư Jút, Krông Nô) đều có mực nước thấp hơn so với ngưỡng tràn từ 3  đến 6m.

Tại Kon Tum, trong số 70 hồ chứa thủy lợi thì chỉ có những hồ nhỏ là tích đủ nước, riêng những hồ lớn chỉ tích được khoảng 60 - 70% dung tích thiết kế. Tình trạng hồ đập thiếu nước cũng diễn ra ở Gia Lai. Ông Hoàng Bình Yên, Trưởng phòng Quản lý nước và Công trình thủy lợi (Cty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Gia Lai) thông tin, năm nay hạn lớn nên ngay từ đầu mùa mưa, đơn vị chủ động tích nước cho các hồ nhưng lượng nước tích trữ vẫn chưa đảm bảo yêu cầu, đạt chừng 90% dung tích. Công ty quản lý 12 hồ chứa và 20 đập dâng nhưng qua khảo sát chỉ có 6 hồ tích nước đảm bảo...

Để hạn chế thiệt hại mà đại hạn có thể gây ra, các tỉnh Tây Nguyên đang tổng lực triển khai các biện pháp ngăn ngừa. Tỉnh Đắc Lắc đang bắt đầu triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2015-2016. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng là chủ động tích nước cho sản xuất. Với tình hình mưa ít, mực nước ở các hồ chứa thấp, Sở NN&PTNT yêu cầu các địa phương theo dõi diễn biến thời tiết để tập trung chỉ đạo sản xuất, nhất là việc tăng cường kiểm tra tình hình nguồn nước để chủ động phòng, chống hạn. Nhiều địa phương tỉnh Đắc Lắc đề ra nhiều biện pháp gieo trồng để hạn chế thiệt hại như tại H. Ea Kar, huyện  đã chỉ đạo các xã rà soát lại diện tích gieo trồng và có phương án chuyển đổi các diện tích không bảo đảm nguồn nước sang cây trồng cạn hoặc chăn nuôi, cương quyết không để nhân dân gieo trồng vượt kế hoạch...

Theo cadn.com.vn