728x90 AdSpace

Hot

Đảng Cộng hòa: Lời lẽ của ông Obama quá yếu ớt và không có gì mới

Sau khi nghe Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang ngày 6/12, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đối lập đồng loạt lên tiếng chỉ trích ông Obama.
Đảng Cộng hòa: Lời lẽ của ông Obama quá yếu ớt và không có gì mới
Tổng thống Obam đọc Thông điệp Liên bang.
Theo MIC, trong tuyên bố của mình, Tổng thống Mỹ khẳng định rằng, sẽ không có sự thay đổi lớn nào trong chiến lược của mình cũng như không đưa ra một chính sách mới nào nhằm chống lại IS.

Ông Obama khẳng định, biện pháp hiện nay của Chính phủ Mỹ là hiệu quả và nhấn mạnh, không có lựa chọn nào là dễ dàng trong việc chống lại các tổ chức khủng bố.

Đáp lại ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa, Thượng Nghị sĩ Marco Rubio nhấn mạnh: “Người dân Mỹ sợ hãi không chỉ bởi những cuộc tấn công khủng bố mà còn bởi họ cảm nhận rằng họ đang phải chấp nhận một vị Tổng thống đang hoàn toàn bị lấn át bởi các cuộc tấn công này”.

Ông Rubio cho rằng: “Không có gì trong bài phát biểu ngày 6/12 của Tổng thống Mỹ cho thấy ông có thể trấn an nỗi sợ hãi của ngươid dân”.

Thượng Nghị sĩ Rand Paul, một ứng cử viên Tổng thống khác của Đảng Công hòa cũng đã lên tiếng chỉ trích bài phát biểu của ông Obama là “một nỗ lực nhằm lái việc phải bàn thảo về cuộc chiến chống khủng bố và đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ vào một cuộc tranh luận vô nghĩa về kiểm soát súng đạn tại Mỹ”.

Thượng Nghị sĩ Đảng Cộng hòa John McCain cũng nhanh chóng đưa ra tuyên bố rằng, bài phát biểu của ông Obama “một lần nữa không đưa ra một chiếc lược rõ ràng nào để có thể đánh bại IS”.

Cựu Thống đống New York George Pataki, người từng tuyên bố “chúng ta phải tuyên chiến với những kẻ Hồi giáo cực đoan” và “tiêu diệt hết chúng” thậm chí còn so sánh bài phát biểu của ông Obama với “đoạn video của một kẻ bị bắt làm con tin”.

Tuy nhiên, bà Heather Hurlburt, một quan chức phụ trách chính sách tại Quỹ Nước Mỹ mới và từng là cố vấn về chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Bill Clinton lại lên tiếng bênh vực ông Obama.

“Chính sách của Tổng thống Obama hiện vẫn có tác dụng tích cực: IS tại Iraq và Syria đang phải giữ thế thủ và chúng không thể tiến hành các cuộc tấn công một cách có hệ thống nhằm vào quân đội Mỹ và đồng minh”, bà Hurlburt nói.

Tuy nhiên, bà Hurlburt thừa nhận: “IS đang mạnh lên ở Bắc Phi, đặc biệt là tại Lybia”.

Trong khi đó, nhiều người xem truyền hình cũng bày tỏ hoài nghi về khả năng ông Obama có thể tác động đến Quốc hội Mỹ nhằm thông qua việc thắt chặt luật kiểm soát súng tại Mỹ.

Anh Chris Baginski, một người ở Pittsburgh nhắn trên trang twitter của mình rằng: “Ông Obama kêu gọi Quốc hội cải cách luật kiểm soát súng. Việc này sẽ không xảy ra đâu.

Nước Mỹ từ lâu đã quyết định rằng họ yêu súng còn hơn cả yêu con người. Vì thế giờ chúng ta chỉ mong rằng, nạn nhân tiếp theo trong các vụ xả súng không phải là tôi, bạn hay bất kỳ ai mà chúng ta biết bởi đó là điều duy nhất mà chúng ta có thể làm được lúc này”.

Trong khi đó, liên quan đến việc nhiều nghị sĩ Đảng Cộng hòa đề xuất thành lập một cơ sở dữ liệu về người Hồi giáo tại Mỹ, chỉ cho phép người Công giáo tị nạn từ Syria và Iraq nhập cư vào Mỹ và buộc đóng cửa các nhà thờ Hồi giáo tại Mỹ, ông Obama kêu gọi người dân Mỹ không nên phân biệt đối xử với người Hồi giáo tại Mỹ.

Theo ông Obama, những điều các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đòi hỏi hoàn toàn trùng hợp với mong muốn của IS và đẩy những người Hồi giáo sang bên kia chiến tuyến với người phương Tây.

Bà Hurlburt cũng đồng tình với quan điểm này và chia sẻ: “Những gì IS mong muốn là phương Tây ngưng tiếp nhận người nhập cư, đối xử tệ bạc với người Hồi giáo để IS có thể tuyển mộ họ dễ dàng và mở rộng tầm ảnh hưởng của chúng trong khu vực”.

Cũng trong bài phát biểu của mình, ông Obama cũng tranh thủ chỉ trích những ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa và từ chối những đề xuất mà theo ông là “quá cực đoan” của họ.

“Chúng ta cần có trách nhiệm từ chối những đề xuất kiểu như người Hồi giáo tại Mỹ phải bị đối xử khác biệt hay áp đặt những “bài kiểm tra về tôn giáo” đối với những người muốn xin quy chế tị nạn vào Mỹ”.

Bà Hurlburt cũng đồng tình với điều này và nhấn mạnh: “Việc có đến 40% người dân Mỹ từ chối thông điệp an ninh mà Tổng thống đưa ra chỉ bởi vì họ không thích ông ấy cho thấy tương lai của nền dân chủ Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức. Đây là điều mà Tổng thống Bush không gặp phải sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001”.