728x90 AdSpace

Hot

Thu nhập 16-20 triệu đồng có thể an tâm mua nhà Sài Gòn

Tại hội thảo Cơ hội sở hữu nhà cho người trẻ ngày 25/11, ông Hiển chia sẻ dữ liệu nghiên cứu từ quan sát thực tế thị trường bất động sản TP HCM 7 năm qua gúp giới trẻ tham khảo mua nhà với dòng tiền khiêm tốn.

Khảo sát cặp vợ chồng trẻ với tổng nguồn thu 20 triệu đồng mỗi tháng, có tỷ lệ tăng thu nhập hàng năm là 5% cần 12 năm trả góp để sở hữu căn hộ một tỷ đồng. Lãi suất tạm tính trong trường hợp này là 8% một năm (có thể điều chỉnh tương ứng với tỷ lệ tăng thu nhập), vốn vay 70%, vốn tự có 30%. Trường hợp vay ít hơn, khoảng 50-60% thì mức độ an toàn khi mua nhà trả góp sẽ cao hơn.

Trong khi đó với thu nhập 16 triệu đồng mỗi tháng, giá trị căn nhà có thể kéo xuống thấp hơn, khoảng 800 triệu đồng một căn, vẫn nằm trong ngưỡng mua trả góp an toàn đối với giới trẻ.

Ông Hiển phân tích, mặc dù số vốn tự có của giới trẻ không nhiều nhưng bù lại khả năng tăng thu nhập của họ lại khá lớn. Mức tăng trung bình 5% mỗi năm nhưng cũng có thể tăng đột biến. Thêm vào đó, khoảng thời gian làm việc của người trẻ còn rất dài. Đây chính là những cơ sở vững chắc để nhóm khách hàng đầy tiềm năng này tiếp cận các gói tín dụng và ngân hàng an tâm cho vay.

Theo chuyên gia này, xét về giá căn hộ, những dự án chung cư có mức chào bán từ 800 triệu đến 1,4 tỷ đồng mỗi căn đều nằm trong ngưỡng mua trả góp an toàn của các bạn trẻ hoặc gia đình trẻ có thu nhập 16-40 triệu đồng một tháng.
Thu nhập 16-20 triệu đồng có thể an tâm mua nhà Sài Gòn
Sở hữu nhà vẫn còn xa tầm với của đại đa số người trẻ sống tại TP HCM
Xét về diện tích nhà cho người trẻ, chỉ cần 30-50 m2 là hợp lý, tương ứng với tổng giá trị tài sản không quá cao. Vấn đề đối với giới trẻ không phải kích cỡ căn nhà mà là môi trường sống xung quanh. Tổng diện tích nhà ở có thể nhỏ nhưng nếu so với tổng tiện ích toàn khu đủ phục vụ cư dân thì vẫn đạt yêu cầu. Do đó, lời  khuyên người trẻ mua nhà nên tập trung vào môi trường và hạ tầng, 2 yếu tốt quyết định. Kế đến là thiết kế hợp lý, quản lý tốt, thuận tiện để ở và dễ dàng cho thuê.

Ông Hiển nhấn mạnh thêm, hiện nay nhà ở phân khúc trung bình tại TP HCM có giá bán tương đương giá thành (hợp lý, vừa túi tiền), tập trung tại các quận: 8, 9, 12, Bình Chánh, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè. Trong khi đó các địa bàn càng gần khu trung tâm tập trung phân khúc trung - cao cấp và hạng sang, có giá bán rất cao. Vì vậy, giới trẻ mua nhà có thể chọn phân khúc bình dân, vị trí xa trung tâm một chút nhưng bù lại giá dễ tiếp cận hơn và giá trị cũng không bị đội lên như những phân khúc khác.

Trong báo cáo này, ông Hiển cũng thừa nhận giá nhà đô thị tại Việt Nam mà điển hình là TP HCM và Hà Nội còn quá cao so với thu nhập (gấp 30 lần thu nhập), trong khi thế giới chỉ ở khoảng 6 lần. Sản phẩm nhà ở đặc thù dành riêng cho giới trẻ (diện tích nhỏ, giá rẻ) còn thiếu.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu nhận xét, bức xúc nhà ở tại đô thị đang ngày càng tăng. Đặc biệt  những người trẻ là lực lượng lao động chính với sức sáng tạo, cống hiến cho xã hội rất lớn dù có thu nhập tốt nhưng chưa tích lũy được nhiều tiền nên cơ hội sở hữu nhà bị hạn chế. 95% người trẻ tại TP HCM ở nhà trọ tạm bợ nhếch nhác, ai may mắn hơn ở nhờ bố mẹ hoặc người thân chứ chưa mua nổi nhà.

Giới trẻ cũng không có tài sản để thế chấp khi mua nhà trả góp. Lãi suất thả nổi hiện nay càng khiến cho cơ hội vay mua nhà trở nên xa vời hơn. Ngoài ra, nguồn sản phẩm có giá cả hợp lý phục vụ đối tượng này cũng chưa nhiều.

"Đã đến lúc các cơ quan chức năng liên quan cần tích cực đề xuất Chính phủ quan tâm đến việc xây dựng cơ chế phát triển nhà ở cho người trẻ trong các đô thị lớn", ông Châu nói.

Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM - Nguyễn Hoàng Minh đồng tình cần có cơ chế cho vay hỗ trợ giới trẻ an cư vì đây là nguồn lực lớn của xã hội. Bước đầu có thể dựa trên hiệu quả tích cực cũng như các mặt hạn chế của quá trình cho vay gói 30.000 tỷ đồng để rút kinh nghiệm.

Theo đó, có thể áp dụng thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai, nếu người mua không thể trả nợ, ngân hàng tịch thu tài sản. Trước đây chưa từng có tiền lệ công chứng tài sản hình thành trong tương lai, chỉ đến khi gói 30.000 tỷ đồng áp dụng, mới xuất hiện công chứng loại tài sản thế chấp này, ông Minh giải thích.

Một trong những khó khăn, theo vị này, là xem xét mức lãi suất cố định và xử lý tài sản đảm bảo. Riêng ở khâu bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ mất ít nhất 2-3 năm, thậm chí có khi cả chục năm vì phải qua tòa án, tiến hành tố tụng để thu hồi nợ. "Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ những đặc thù của đối tượng khách hàng này trước khi tiến hành kiến nghị, đề xuất", ông Minh nói.

Theo vnexpress